Bbit
Trang Chủ » Unlabelled » Tìm hiểu chung về đồng hồ đo áp suất
Tìm hiểu chung về đồng hồ đo áp suất


Tìm hiểu chung về đồng hồ đo áp suất

 Bạn đã biết gì đề đồng hồ đo áp suất? Chúng có cấu tạo và nguyên lý làm việc ra sao trên hệ thống đường ống dẫn? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Đặc điểm của đồng hồ đo áp suất


Đồng hồ đo áp suất có tên tiếng Anh là Pressure Gauge. Đây cũng là một trong thiết bị cơ học được nghiên cứu để đo áp suất nội tại hoặc chân không từ các hệ thống đo chất lỏng hay chất khí. Chúng có công dụng đoán trước hệ thống áp lực chất lỏng. Nhờ vậy sẽ không xảy ra chuyện bị rò rỉ lưu chất hay thay đổi áp lực gây ảnh hưởng tới điều kiện hoạt động của hệ thống thủy lực.

Sản phẩm này đã được sử dụng rộng rãi khắp các quốc gia trên toàn thế giời. Hiện nay, có rất nhiều loại đồng hồ đo áp suất khác nhau được thiết kế với nhiều mục đích khác nhau. Các thiết bị đo áp suất này có thể đo và nêu hiệu chuẩn định kỳ. Từ đó chúng ta xác định chính xác về khả năng làm việc của chúng về những hoạt động có tính nhạy, độ an toàn và liên quan tới chất lượng.

Đồng hồ đo áp suất này giúp chúng ta đo được các thông số áp suất dễ dàng mà không cần tới 1 hệ thống đồ sộ, cồng kềnh. Đây cũng là một trong những sản phẩm không thể thiếu trong các hệ thống sản xuất công nghiệp, hệ thống cơ điện, lò hơi, bồn gas, hệ thống thủy lực, xăng dầu,...

⇒ Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm: Tính ứng dụng của đồng hồ đo áp dạng màng

Cấu tạo của đồng hồ đo áp suất

Sản phẩm này đã được tạo thành từ rất nhiều các chi tiết khác nhau như:

  • Phần vỏ đồng hồ: Bộ phận này được làm từ rất nhiều loại vật liệu khác nhau nhu: vỏ thép đen, nhựa, inox, thép,...

  • Mặt hiển thị: Bộ phận mặt đồng hồ cũng sử dụng các loại chất liệu đa dạng như: kính cường lực hoặc nhựa để hạn chế tối đa bị hư hỏng hay khi bị va đập vật lý.

  • Ống chứa áp suất: Phần ống này sẽ chứa lưu chất cần đo áp suất.

  • Kim đo: Chi tiết này sẽ tiếp nhận thông tin và hiển thị kết quả đo lên trên mặt hiển thị đồng hồ.

  • Bộ chuyển động: Đây là phần giúp đồng hồ đo chính xác mức áp suất trên đường ống và chuyển thông tin về cho kim đo.

  • Chân kết nối: Phần kết nối cũng có rất nhiều kiểu đa dạng. Nhưng thường sẽ thiết kế theo dạng kết nối chân ren với 3 loại phổ biến là: chân đứng, chân sau chính tâm và chân sau lệch tâm.

  • Kích thước mặt đồng hồ hiển thị: Có rất nhiều loại kích thước mặt khác với dải đo áp suất đa dạng. Nhưng sử dụng phổ biến nhất hiện nay vẫn là các kích cỡ: 40mm, 50mm, 63mm, 100mm, 160mm, 200mm, 250mm.

Nguyên lý hoạt động của đồng hồ đo áp suất

Cách thực hoạt động của sản phẩm đồng hồ áp suất này cũng khá đơn giản. Đó là khi áp suất trong ống tăng lực từ chất lỏng lên trên thành ống. Ống sau khi được kéo ra khỏi các đòn bẩy tác động đến hệ thống bánh răng kết nối với kim đo. Qua đó, người vận hành dễ dàng biết chính xác áp suất tại cổng chất lỏng và đọc được mức áp suất đo thực tế.

Mong rằng, với những thông tin mà vankhinen đã đưa trên sẽ giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về sản phẩm đồng hồ đo áp suất.


Bình Luận: